Kế toán Sản xuất

Trang chủ Dịch vụ Kế toán Sản xuất
Kế toán Sản xuất

Bên cạnh kế toán thương mại dịch vụ, kế toán sản xuất hiện nay cũng đang là một hình thức kế toán phổ biến. Bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn vừa nắm được từ những thông tin nền tảng đến những thông tin chi tiết hơn về kế toán sản xuất: bắt đầu từ định nghĩa, cơ cấu tổ chức đến việc so sánh hình thức kế toán này với kế toán thương mại dịch vụ, cũng như chi tiết trong nghiệp vụ. 

Kế toán sản xuất là gì?

Trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm của Doanh nghiệp (nhờ vào sức lao động hay tư liệu lao động, đối tượng lao động) sẽ phát sinh các nghiệp vụ kinh tế để tính toán các mảng chi phí: chi phí về nguyên vật liệu hao mòn tài sản, tiền lương và các chi phí tổ chức, quản lý,… Vậy kế toán sản xuất chính là quá trình tổng hợp lại những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Mục đích cuối cùng chính là để tính toán được giá thành thực tế của sản phẩm.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KẾ TOÁN SẢN XUẤT VÀ KẾ TOÁN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ?

Vậy đâu là sự khác biệt giữa hai hình thức kế toán phổ biến là kế toán sản xuất và kế toán thương mại dịch vụ? 

  • Kế toán thương mại dịch vụ sẽ chỉ có 2 giai đoạn mua vào và bán ra. Lợi nhuận thường đến từ khoản chênh lệch lãi của bán hàng theo sản phẩm hoặc dịch vụ đi kèm. 
  • Trong khi đó, kế toán sản xuất có thể gồm cả phần thương mại, dịch vụ, chi tiết cho nguyên vật liệu và nghiệp vụ thương mại trong sản xuất. Có thể thấy, việc sản xuất sản phẩm phải thực hiện từ khâu mua nguyên vật liệu, nhập kho, tạo sản phẩm, đem bán,… nên kế toán sản xuất phải theo dõi các quy trình và hạch toán gần hết các khoản trong hệ thống tài khoản kế toán. 

Kế toán sản xuất làm những gì

Kế toán sản xuất nói riêng hay nghề kế toán nói chung sẽ có những công việc đặc thù. Biết được những nội dung công việc cũng đồng nghĩa với việc hiểu rõ những yêu cầu để làm tốt công việc đó. Vậy để làm tốt công việc kế toán sản xuất, những người làm kế toán nên lưu ý những công việc như sau:

Công tác kế toán

  • Theo dõi hàng hóa, nguyên vật liệu mua về, nợ công với nhà cung cấp, chuyển số liệu về kế toán trưởng.
  • Kế toán sản xuất cần theo dõi chặt chẽ những hàng hóa, nguyên vật liệu mà công ty chi trả, sau đó chuyển số liệu cho kế toán trưởng
  • Theo dõi và hạch toán kế toán sản xuất đầy đủ và kịp thời sao cho phát sinh được cập nhật hàng ngày.
  • Mở sổ để theo dõi TSCĐ, khấu hao TSCĐ, CCDC.
  • Kế toán sản xuất và tính giá thành: tính giá sản xuất và giá vốn bán hàng là một trong các mục tiêu của kế toán sản xuất. Chi phí này dựa trên cơ sở định mức nguyên liệu, nhân công, khấu hao tài sản,…
  • Thu thập và bảo quản chứng từ kế toán, cũng như bảo mật các số liệu kế toán.

Công tác quản lý kho

  • Tổ chức sắp xếp, bảo quản cũng như phân loại nguyên liệu, hàng hóa tại kho sao cho tối ưu hóa để tiết kiệm chi phí, dễ tìm, dễ thấy
  • Rà soát và kiểm tra các công tác xuất và nhập vào các nguyên vật liệu, hàng hóa.
  • Giám sát kho liên tục để biết được tình hình kho trong việc bảo quản, số lượng thành phẩm,…
  • Chịu trách nhiệm cho các công tác an toàn tại kho

Quản lý, điều hành các thủ kho:

  • Hướng dẫn và phân công công việc cho thủ kho, phụ kho.
  • Đôn đốc và giám sát nhân viên sao cho chấp hành đúng đủ nội quy và quy định tại kho
  • Đánh giá nhân viên

Giải quyết công việc cùng các phòng ban khác:

  • Với các khối sản xuất, kế toán viên sản xuất cần xác nhận bảng lương.
  • Cung cấp số liệu kế toán kịp thời cho các bộ phận liên quan.

 

 

© 2019 ASIA TAX SERVICE - ACCOUNTING CO., LTD | All right reserved