Dịch Vụ Báo Cáo Thuế
Bạn sẽ có được một dịch vụ Báo cáo thuế trọn gói Chuyên nghiệp với mức giá cả hợp lý nhất, chúng tôi sẽ giúp bạn đảm bảo việc tuân thủ trách nhiệm về Thuế và loại bỏ những rủi ro không đáng có trong quá trình quyết toán thuế. Á Châu chuyên cung cấp dịch vụ báo cáo Thuế trọn gói, làm sổ kế toán Chuyên nghiệp với mức giá hấp dẫn nhất
1. Khái niệm về Báo cáo Thuế
Là một nghiệp vụ xảy ra thường xuyên và mang tính chất định kỳ của Doanh nghiệp. Là việc kê khai những hóa đơn thuế Giá trị Gia tăng đầu ra/vào phát sinh trong quá trình mua hàng, sử dụng dịch vụ và những hóa đơn bán hàng do các chủ thể phát hành. Báo cáo Thuế là một trong những hoạt động bắt buộc của nhà nước đối với các chủ thể, đóng vai trò như một công cụ để nhà nước quản lý các chủ thể kinh doanh ở tầm vĩ mô. Vì vậy, việc hiểu rõ về các quy định của pháp luật cũng như bản chất của báo cáo thuế như: giấy tờ thủ tục, thời han kê khai và nạp hồ sơ, thời gian nộp tiền,.. là một trong những yêu cầu quan trọng để Doanh nghiệp của Bạn tránh được việc bị xử phạt đáng tiếc. Hôm nay, tại bài viết này, Á Châu sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất liên quan đến vấn đề báo cáo Thuế.
2. Tại sao
- Thuế giá trị gia tăng là một trong những loại thuế gián thu và được áp dụng rộng rãi đối với các tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hóa, sử dụng- cung ứng dịch vụ trong thực tế cuộc sống. Do đó, Thuế giá trị gia tăng là một nguồn thu lớn đóng góp vào Ngân sách của nhà nước mỗi năm.
- Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, tính trên giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ của các chủ thế. Thuế giá trị gia tăng không áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu. Đây cũng là một trong những tác động của nhfa nước trong việc tạo điều kiện thuận lợi thúc quá trình xuất khẩu hàng hóa.
3. Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng
Căn cứ vào Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật thuế giá trị gia tăng số 31/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định về đối tượng nộp Thuế giá trị gia tăng bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
-
- Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
- Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
- Cá nhân cư trú: trong trường hợp này được hiểu là bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là cá nhân kinh doanh). Lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh bao gồm cả một số trường hợp sau:
-
- Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
- Làm đại lý bán đúng giá đối với đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
- Hợp tác kinh doanh với tổ chức
- Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng điều kiện được miễn thuế hướng dẫn tại điểm e, khoản 1, Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính
- Lưu ý: Người nộp thuế nêu tại khoản 1 Điều này không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.
4. Cách xác định báo cáo Thuế theo quý/tháng
Đối tượng khai thuế GTGT theo quý
- Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống.
- Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh việc khai thuế giá trị gia tăng được thực hiện theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hay theo quý.
Đối tượng khai thuế GTGT theo tháng
Khai thuế theo tháng áp dụng đối với người nộp thuế Giá trị gia tăng có tổng số doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm liền trước từ trên 50 tỷ đồng
Cách xác định doanh thu năm liền trước liền kề
Cách xác định doanh thu bán hàng, cung cáp dịch vụ năm trước liền kề làm điều kiện xác định đối tượng khai thuế giá trị gia tăng theo quý như sau:
- Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là tổng doanh thu trên các Tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm Dương lịch bao gồm cả doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng và doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng
- Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính cho đơn vị trực thuộc thì doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị thực thuộc
Lưu ý: Người nộp thuế có trách nhiệm tự xác định thuộc đối tượng nộp thuế theo quý/tháng để thực hiện theo đúng quy định. Trong trường hợp người nộp thuế đủ điều kiện và thuộc đối tượng nạp thuế giá trị gia tăng theo quý muốn chuyển sáng nộp thuế giá trị gia tăng theo tháng thì gửi thông báo đến cơ quan thuế thuế trực tiếp quản lý theo mẫu số 07/GTGT kèm theo Thông tư 151 chậm nhất vào thời điểm nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng của tháng đầu tiên của năm bắt đầu khai thuế giá trị gia tăng theo tháng.
5. Thời gian nộp báo cáo Thuế
Hạn nộp báo cáo thuế gồm các loại tờ khai thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế Thu nhập cá nhân (TNCN), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn là:
- Thời hạn nộp báo cáo thuế theo tháng: Chậm nhất là vào ngày 20 của tháng tiếp theo liền kề.
- Thời hạn nộp báo cáo thuế theo quý: Chậm nhất là vào ngày 30 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo liền kề.
- Thời hạn nộp báo cáo thuế theo năm: Chậm nhất là vào ngày 30/01 của năm sau liền kề.
- Doanh nghiệp kê khai thuế theo từng lần phát sinh: Thời hạn chậm nhất là ngày thứ 10 tính kể từ ngày phát sinh.
- Tờ khai quyết toán thuế năm: Chậm nhất là vào ngày thứ 90 tính kể từ ngày kết thúc của năm tài chính. Trong trường hợp doanh nghiệp có chia tách hay hợp nhất hoặc sát nhập, có chuyển đổi hình thức sở hữu, bị giải thể, bị chấm dứt hoạt động thì: Chậm nhất là vào ngày thứ 45 tính kể từ ngày doanh nghiệp có quyết định.
6. Hướng dẫn làm báo cáo Thuế Giá trị Gia tăng
Hướng dẫn làm báo cáo thuế kê khai thuế GTGT bằng phương pháp khấu trừ như sau
- Tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 01/GTGT.
- Bảng kê các hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra theo mẫu số 01-1/GTGT.
- Bảng kê các hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-2/GTGT.
- Các loại phụ lục khác (nếu có).
Hướng dẫn làm báo cáo thuế kê khai thuế GTGT bằng phương pháp trực tiếp
- Trực tiếp theo GTGT: Thực hiện làm tờ khai thuế GTGT theo yêu cầu của mẫu số 03/GTGT.
- Trực tiếp theo doanh thu: Thực hiện làm tờ khai thuế GTGT theo yêu cầu của mẫu số 04/GTGT.
- Bảng kê các hóa đơn hàng hóa và dịch vụ bán ra theo mẫu số 04-1/GTGT.
7. Báo cáo Thuế theo quý
Báo cáo thuế giá trị gia tăng quý bao gồm
Hồ sơ khai báo thuế GTGT theo quý gồm:
- Tờ khai thuế GTGT khấu trừ: 01/GTGT. Kèm theo:
- Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ Mua vào: PL01-2/GTGT
- Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ Bán ra: PL01-1/GTGT.
- Và các bảng kê phụ lúc khác nếu có. (theo mẫu tại Thông tư 28/2011/TT-BTC)
Báo cáo Thuế thu nhập cá nhân bao gồm
- Tờ khai thuế TNCN theo quý kế toán dùng mẫu tờ khai: 02/KK-TNCN theo quý.
- Trường hợp khấu trừ thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng thì khai và nộp tờ khai theo mẫu số 03/KK-TNCN theo quý.
- Trường hợp trong quý, công ty không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (tức là không có số thuế phải nộp) thì không phải khai thuế.
- Nếu công ty ban thuộc đối tượng nộp thuế theo quý thì hạn nộp tờ khai thuế TNCN là ngày 30 của tháng sau quý (ví dụ quý III là ngày 30/10/2013)
Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý bao gồm
- Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp quý theo mẫu số 01A/TNDN (đối với Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách hóa đơn và xác định được chi phí thực phát sinh của kỳ tính thuế.)
- Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp quý theo theo mẫu số 01B/TNDN. (Nếu doanh nghiệp không xác định được chi phí phát sinh thực tế)
Thời hạn nộp Hồ sơ khai thuế và nộp thuế: Chậm nhất là ngày 30 (hoặc 31) tháng đầu tiên sau quý.
* Trường hợp doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế TNDN quý I/2013 theo Thông tư số 16/2013/TT-BTC ngày 08/02/2013 của Bộ Tài chính thì thời hạn nộp thuế TNDN quý I/2013 chậm nhất là ngày 30/10/2013.
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Quý bao gồm
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo Mẫu: BC26-AC ban hành kèm theo Thông tư số 64/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn được gửi cùng Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo. Thời hạn nộp chậm nhất là ngày 30/4, 30/7, 30/10 và 30/01.
8. Báo cáo Thuế Theo Tháng (Dịch vụ báo cáo thuế)
Thuế giá trị gia tăng
Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 01/GTGT
- Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra mẫu số 01-1/GTGT
- Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 01-2/GTGT
- Kèm theo các phụ lục khác nếu có
Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
- Trực tiếp trên GTGT: tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 03/GTGT
- Trực tiếp trên doanh thu: Tờ khai thuế GTGT mẫu số 04/GTGT
- Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra mẫu số 04-1/GTGT
Thuế thu nhập cá nhân
Các báo cáo thuế nộp hàng tháng:
- Tờ khai thuế TNCN mẫu số 02/KK-TNCN (cho Doanh nghiệp trả tiền lương)
- Tờ khai thuế TNCN mẫu số 03/KK-TNCN (cho Doanh nghiệp trả đầu tư vốn, từ chuyển nhượng chứng khoán, …)
Lưu ý: Nếu Trong tháng phát sinh số thuế Thu nhập cá nhân phải nộp> 50.000.000 VND thì kê khai theo tháng, không có phát sinh thì không phải nộp tờ khai.
- Ngoài ra còn các báo cáo thuế TNCN theo mẫu 02/KK-TNCN và tờ khai thuế TNCN mẫu 03/KK-TNCN hoặc tờ khai mẫu 01/KK- TNCN và 01/KK-XS áp dụng với từng loại hình doanh nghiệp và hình thức kinh doanh phù hợp.
- Báo cáo thuế tiêu thụ đặc biệt TTĐB theo mẫu số 01/TTĐB, kèm theo bảng kê hàng hóa và đơn hàng bán đươc vào mẫu 01-1/ TTĐB và bảng kê thuế được khấu trừ theo mẫu 01-2/TTĐB nếu có
- Khai thuế tài nguyên và thuế môi trường với cơ quna thuế theo mẫu 01- TAIN và mẫu 01/TBVMT.
Thời hạn nộp báo cáo thuế hàng tháng là trước ngày thứ 20 của tháng tiếp theo, Bạn phải tuyệt đối lưu ý không nên nộp muộn báo cáo thuế để tránh bị phạt hành chính và bị cơ quan thuế để ý trong các hoạt động sau này.
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế
Thực hiện nghiệp vụ này theo mẫu BC26-AC ghi chép và giải trình đầy đủ tình hình sử dụng hóa đơn và chứng từ liên quan tới hoạt động chi tiêu tài chính trong doanh nghiệp.
9. NHỮNG LƯU Ý KHI BÁO CÁO THUẾ, SỬ DỤNG DỊCH VỤ BÁO CÁO THUẾ (DÀNH CHO KẾ TOÁN TRƯỞNG)
- Hãy sắp xếp các hóa đơn bán ra theo trình tự và theo quy trình ngày tháng.
- Khi thực hiện hạch toán vào phần mềm kế toán thì phải phân biệt rõ đâu là hàng hóa, đâu là nguyên vật liệu hay tài sản và dụng cụ công cụ.
- Khi thực hiện lưu trữ hóa đơn hay chứng từ thì nên phô-tô thêm một số bản phòng tránh bị mất không đối chứng.
- Kê khai hàng tháng một cách cẩn thận và cần kiểm tra lại.
- Hàng tháng nên thực hiện hạch toán trên phần mềm kế toán và thực hiện chỉnh sửa trước khi cho ra dữ liệu và tiến hành nộp tờ khai.
- Xử lý tất cả các các vấn đề có liên quan đến tài khoản trong khi cân đối kế toán.
- Quyết toán phần thuế TNDN trước để có thể so sánh với chênh lệch số liệu thuế TNDN. Qua đó tạo bút toán để xử lý phần chênh lệch thuế TNDN rồi mới kết chuyển lại và lập Báo cáo tài chính.
- Hàng tháng nên thực hiện cân đối mọi vấn đề liên quan như: Thuế, các chi phí và lợi nhuận,… để đến cuối năm không bị quá tải trong việc lập báo cáo tài chính.