Tin tức

Trang chủ Tin tức
Thủ tục & các bước kê khai báo tăng, báo giảm BHXH điện tử

Thủ tục & các bước kê khai báo tăng, báo giảm BHXH điện tử

Việc kê khai BHXH điện tử không chỉ giúp các doanh nghiệp tối ưu thời gian, tiết kiệm chi phí, mà còn dễ dàng trong việc quản lý dữ liệu. Vậy bạn đã biết điều kiện và các bước báo tăng, báo giảm BHXH điện tử? Á Châu sẽ chia sẻ chi tiết cho bạn tại bài viết này.

Nội dung chính

  • Bảo hiểm xã hội (BHXH) điện tử là gì? 
  • 4 ưu điểm của hình thức khai báo và nộp BHXH điện tử so với hình thức trực tiếp
  • Đối tượng và điều kiện để thực hiện BHXH điện tử
  • 3 bước báo tăng, báo giảm BHXH điện tử
  • Các câu hỏi thường gặp khi nộp hồ sơ báo tăng, báo giảm BHXH điện tử

BẢO HIỂM XÃ HỘI (BHXH) ĐIỆN TỬ LÀ GÌ? 

Cách gọi chính xác về giao dịch điện tử BHXH là việc thực hiện kê khai, nộp hồ sơ BHXH cho người lao động (NLĐ) của doanh nghiệp qua mạng và sử dụng chữ ký số của doanh nghiệp.

BHXH điện tử hay còn có các cách gọi khác nhau là BHXH online, BHXH trực tuyến, BHXH qua mạng...

Với hình thức BHXH điện tử, doanh nghiệp có thể đóng các loại bảo hiểm như: BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT)… và các hỗ trợ đi kèm khác tùy theo đơn vị cung cấp giao dịch điện tử mà doanh nghiệp chọn.

Hiện nay, doanh nghiệp sẽ tiến hành nộp hồ sơ theo 2 cách: 

  • Kê khai và nộp hồ sơ trên trang giao dịch điện tử BHXH Việt Nam;

  • Thông qua phần mềm kê khai của 7 nhà I-Van: VNPT, TS24, Thái Sơn, Efy, Viettel, Bkav, CMC.

Việc kê khai và nộp hồ sơ BHXH điện tử có giá trị pháp lý tương đương so với hồ sơ giấy (hình thức truyền thống) được thực hiện trực tiếp tại các cơ quan bảo hiểm.

4 ƯU ĐIỂM CỦA HÌNH THỨC KHAI BÁO VÀ NỘP BHXH ĐIỆN TỬ SO VỚI HÌNH THỨC TRỰC TIẾP

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đều chọn lựa hình thức khai báo và nộp BHXH điện tử hơn so với hình thức cũ, vì:

  1. Tiết kiệm thời gian;

  2. Tiết kiệm chi phí phát sinh liên quan đến các vấn đề thủ tục, hồ sơ;

  3. Tối ưu được việc lưu trữ cơ sở dữ liệu;

  4. Dễ dàng hơn trong việc rà soát, tìm kiếm thông tin khi cần thiết đối với doanh nghiệp và cả các cơ quan BHXH..

ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN BHXH ĐIỆN TỬ

1. Đối tượng được phép thực hiện khai báo và nộp BHXH điện tử:

  • Đại sứ quán hoặc các văn phòng đại diện nước ngoài;

  • Các đơn vị, cơ quan nhà nước với nhiệm vụ chủ yếu về các hoạt động chính trị xã hội;

  • Các mô hình kinh doanh như: Hợp tác xã, hộ kinh doanh, các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân;

  • Cá nhân thuộc đối tượng tham gia BHXH như: Học sinh, sinh viên, người lao động…

2. Điều kiện để áp dụng hình thức khai báo và nộp BHXH điện tử:

Để có thể thực hiện thủ tục kê khai và nộp BHXH điện tử, doanh nghiệp cần phải có 3 yếu tố sau: 

Thiết bị chữ ký số (Token);

Phần mềm kê khai BHXH/I-van;

Tài khoản giao dịch BHXH tại trang https://gddt.baohiemxahoi.gov.vn

Lưu ý: Tùy vào nhu cầu của từng doanh nghiệp mà có thể chọn lựa giữa phần mềm kê khai BHXH/I-van hoặc tài khoản giao dịch BHXH.

3 BƯỚC BÁO TĂNG, BÁO GIẢM BHXH ĐIỆN TỬ

1. Cắm thiết bị chữ ký số/token vào máy tính;

2. Tại bước này, doanh nghiệp có thể chọn 1 trong 2 cách sau:

  • Đăng ký tài khoản giao dịch BHXH và kê khai tại trang https://gddt.baohiemxahoi.gov.vn;

  • Sử dụng phần mềm kê khai BHXH (I-Van) để kê khai và kết xuất tờ khai thành file xml.

3. Chờ cơ quan bảo hiểm kiểm tra và báo kết quả, khi đó:

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian để cơ quan quản lý BHXH trả hồ sơ là khác nhau. Thông thường, hồ sơ báo tăng, giảm sẽ được trả trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

© 2019 ASIA TAX SERVICE - ACCOUNTING CO., LTD | All right reserved